•  Giờ làm việc: 09:00 - 22:00 (Thứ 2 - CN).

“Nâng mũi sụn tự thân” chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua báo đài, mạng xã hội hay các kênh truyền thông khác. Cụ thể áp dụng trong phương pháp nâng mũi cấu trúc.

Sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi, được lấy từ:

- Sụn vành tai

- Sụn sườn

- Sụn vách ngăn 

 

Đối với phương pháp nâng mũi cấu trúc: sẽ được chia làm 3 kỹ thuật chính:

- Kéo dài vách ngăn giúp kéo dài mũi.

- Nâng cao sóng mũi

- Tạo hình, nâng cao đầu mũi.

Để thực hiện các kỹ thuật này, đòi hỏi phải có một số vật liệu để tạo hình dáng mũi. Tùy mỗi vật liệu sẽ có ưu và nhược điểm riêng, nên được ứng dụng trong từng trường hợp khác nhau. Ví dụ:

- Sụn tai: ưu điểm là mềm, dẽo dễ tạo hình. Nhưng không đủ độ cứng và thẳng, số lượng ít. Thường chỉ ứng dụng trong tạo hình đầu mũi, hay số ít trường hợp kéo dài vách ngăn ở một số PTV.

- Sụn vách ngăn: sụn thẳng, cứng, số lượng ít. Phù hợp cho việc kéo dài vách ngăn. Tuy nhiên ở chủng tộc Á Đông có vách ngăn thường khá yếu, mỏng và cong. Nên việc lựa chọn, sử dụng tùy vào tình trạng khách hàng. Chủ yếu ứng dụng vào kéo dài mũi (vách ngăn).

- Sụn sườn: hiện nay trào lưu nâng mũi sụn sườn, sụn tự thân trở nên là một xu hướng khá “hot” được không ít chị em và PTV lựa chọn. Với nhiều ưu điểm như: sụn tự thân hoàn toàn, số lượng lớn. Tuy nhiên tính chất vật liệu này khá cứng, một số trường hợp bị hấp thu và cong vẹo theo thời gian… Sụn sườn thường được sử dụng trong kéo dài mũi (vách ngăn) và tạo hình sóng mũi.

Việc lựa chọn phương pháp mũi sụn sườn trong các trường hợp sau:

- Mũi sửa lại nhiều lần

- Mũi biến dạng sau chấn thương

- Bất thường hình dáng mũi bẩm sinh (sức môi, hở hàm ếch)

- Cơ địa mẫn cảm, dị ứng với vật liệu nhân tạo (silicon , e-PTFE, polyethylene,…)

Ngoài ra, việc lựa chọn nâng mũi sụn sườn lần đầu còn tùy thuộc vào thị hiếu khách hàng, quan điểm phẫu thuật viên,…

Vậy nên, để đủ số lượng vật liệu cho nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn 100% thì chỉ sụn sườn, hoặc sụn sườn kết hợp các vật liệu khác sụn tai, cân cơ thái dương… mới đủ số lượng vật liệu để thực hiện một cuộc phẫu thuật tạo hình mũi.

Ưu điểm của việc sử dụng sụn sườn trong nâng mũi:

- Lượng sụn thu được khá nhiều.

- Dễ sử dụng

- Mô tự thân, tương thích hoàn toàn với cơ thể.

Nhược điểm:

- Khá cứng.

- Bị hấp thu: khả năng lồi, lỏm sau này.

- Nguy cơ cong vẹo

- Tổn thương mô vùng lấy sụn:

- Trong cuộc mổ: chảy máu, tụ dịch, nhiểm trùng, tràn khí, tràn máu màng phổi, tổn thương thần kinh liên sườn,…

- Sau phẫu thuật: sẹo xấu, đau dai dẳng do tổn thương dây tk,…

- Khó chỉnh sửa: do đây là mô sinh học của cơ thể, sau khi lành thương có sự liên kết vào mô xung quanh, nên khi tháo hay chỉnh sửa mũi lại rất khó khăn.

Không có vật liệu nào là hoàn toàn hoàn hảo, nên việc ứng dụng chúng trong tạo hình mũi là vô cùng phong phú và phức tạp. Việc phối hợp sử dụng giữa các vật liệu tự thân, hay giữa các vật liệu nhân tạo và tự thân sao cho hợp lý, an toàn, hiệu quả và bền vững luôn là câu hỏi khó cho mỗi PTV trước khi tư vấn, trao đổi để lựa chọn cho từng khách hàng, từng trường hợp…

Copyright © 2020 - Phòng khám Thẩm mỹ Kyoto Nhật Bản - Dr. Hiếu Liêm

Hỗ trợ (24/7) 0918.000.155