PHẪU THUẬT NÂNG NGỰC
CẢI THIỆN VÒNG MỘT - NÂNG TẦM VÓC DÁNG
(*) PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm trực tiếp tư vấn thăm khám - phẫu thuật tại bệnh viện - theo dõi chăm sóc hậu phẫu
Đối với chị em phụ nữ, vòng 1 căng tròn, săn chắc giúp các chị em thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người mỗi khác không phải ai cũng có được vóc dáng như ý muốn. Vì thế, dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ chính là giải pháp cho các chị em không thấy tự tin, thoải mái về vòng 1 của chính mình. Chị em lựa chọn phẫu thuật nâng ngực để có được vóc dáng như mong muốn. Sau đây là một số điều về nâng ngực dành cho các chị em tham khảo.
Nội dung bài viết bao gồm:
1. Nâng ngực là gì?
2. Ai có thể thực hiện phẫu thuật nâng ngực? - Hình ảnh khách hàng nâng ngực
3. Quy trình phẫu thuật nâng ngực
4. Kỹ thuật phẫu thuật nâng ngực
5. Cách chọn dáng ngực sao cho phù hợp
6. Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực
-----------
1. Nâng ngực là gì?
Nâng ngực (bằng túi độn) là một phẫu thuật ngoại khoa giúp tăng kích thước bầu ngực, điều chỉnh hình dáng và sự cân đối hai bên ngực tạo vẻ đẹp cho chị em hoàn chỉnh.
Phẫu thuật nâng ngực hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tạo ra kích thước bầu ngực lớn như mong muốn mà còn giúp điều chỉnh, cân bằng dáng ngực tạo vẻ đẹp cho chị em hoàn chỉnh.
Nâng ngực còn có vai trò điều trị cho những người khiếm khuyết vòng 1 với các bệnh nhân cắt ngực sau chấn thương, ung thư, thiểu sản mô tuyến vú bẩm sinh,...
Hiện nay, với kỹ thuật phát triển việc phẫu thuật để lại sẹo được cân nhắc rất nhiều, chủ yếu nhằm mục đích tránh để lộ sẹo trên cơ thể. Phẫu thuật sẽ được thực hiện qua đường nách, đường quầng vú hoặc đường dưới chân ngực.
2. Ai có thể thực hiện phẫu thuật nâng ngực?
Việc phẫu thuật nâng ngực là nhu cầu ở mỗi người, và nhu cầu làm đẹp thường tăng khi các chị em phụ nữ đến độ tuổi trưởng thành. Độ tuổi trưởng thành là 18 tuổi thường kết thúc quá trình dậy thì, tuy nhiên kích thước vòng 1 của các bạn nữ vẫn tiếp tục phát triển đến khoảng năm 25 tuổi. Theo nhận định từ các bác sĩ thẩm mỹ thì đây là độ tuổi đã phát triển ổn định và có thể phẫu thuật cho hiệu quả. Đối tượng có thể thực hiện nâng ngực:
- Phụ nữ ở độ tuổi 25-40.
- Phụ nữ có chồng vẫn có thể thực hiện miễn là tình trạng sức khỏe đủ để phẫu thuật.
+ Phụ nữ có vòng ngực khiêm tốn, khiếm khuyết.
+ Phụ nữ có ngực chảy xệ, sa trễ.
+ Phụ nữ có hai bên ngực không cân đối.
Và đối với tất cả chị em phụ nữ có nhu cầu cải thiện vòng 1, tạo vẻ đẹp và vóng dáng tự tin cho chính mình đều có thể phẫu thuật nâng ngực.
Hình ảnh khách hàng Nâng ngực
Bác sĩ Phạm Hiếu Liêm trực tiếp thực hiện
-------------------------
(*) Kết quả thẩm mỹ và quá trình phục hồi sau phẫu thuật phụ thuộc vào cơ địa và đường nét có sẵn mỗi người.
3. Quy trình phẫu thuật nâng ngực
Quy trình phẫu thuật nâng ngực bao gồm các bước:
- Khám và nhận tư vấn từ chính bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho mình
- Kiểm tra sức khỏe
- Tiến hành phẫu thuật
- Chăm sóc sau phẫu thuật
- Cắt chỉ và tái khám định kỳ
3.1 Khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ phẫu thuật
Đây là bước thuộc khâu trước phẫu thuật. Người cần phẫu thuật sẽ gặp và trao đổi với bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho mình. Lúc này, bạn nên trao đổi thật kỹ những mong muốn khi phẫu thuật cũng như tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tiền sử bệnh, có đang mang thai, cho con bú,… để bác sĩ nắm được rõ tình trạng.
3.2 Kiểm tra sức khỏe
Đây là bước kiểm tra chi tiết hơn với các xét nghiệm liên quan và cần cho ca phẫu thuật. Bạn được thực hiện đo và lấy thông số về chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe hiện tại, hình dáng cơ thể, lượng mỡ trong cơ thể, kích thước ngực trước phẫu thuật, trương lực cơ,… Và làm xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ.
3.3 Tiến hành phẫu thuật
Sau khi kiểm tra các thông số và đặc điểm giải phẫu học, bác sĩ sẽ lên kế hoạch phẫu thuật. Kế hoạch phẫu thuật dựa trên mong muốn của bạn về kích thước ngực, vị trí để lại sẹo, loại túi độn ngực, ví trí độn trước hay sau.
Thời gian phẫu thuật tầm khoảng 1 giờ đồng hồ, tuy nhiên do có gây mê nên sau phẫu thuật, cần nằm lại bệnh viện 24 giờ để theo dõi sức khỏe và các yếu tố sau phẫu thuật.
3.4 Chăm sóc sau phẫu thuật
Trong 2 - 3 ngày đầu sau mổ, vết thương chưa ổn định nên bạn có thể thấy đau. Và độ đau này có thể khác nhau tùy vào mỗi người. Thông thường, sau phẫu thuật bạn khó cử động mạnh, đặc biệt giơ cánh tay lên.
Bác sĩ sẽ thay băng sau vài ngày phẫu thuật bằng băng khác, có chất liệu nhẹ hơn. Bác sĩ cũng sẽ dặn và khuyến cáo về việc chăm sóc sau phẫu thuật:
- Uống thuốc theo toa, thoa thuốc chống sẹo, tái khám định kỳ.
- Thay băng, rửa vết thương mỗi ngày.
- Tránh để vết thương tiếp xúc mồ hôi, nước.
- Trong 2 ngày đầu sau mổ, thực hiện chườm lạnh, sau đó chuyển sang chườm ấm.
- Đối với 4 tuần đầu, nên mặc áo định hình, có độ đàn hồi tốt cả ngày và đêm, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý: kiêng ăn nếp, rau muống, hải sản,…
- Sau 4 tuần có thể quan hệ tình dục nhẹ nhàng, tránh cử động mạnh: với tay, đi xe máy,… ảnh hưởng vết mổ.
- Từ 8-12 tuần, bạn có thể quay lại cuộc sống bình thường.
- Lựa chọn áo lót mới phù hợp với size ngực sau phẫu thuật, tránh quan hệ mạnh, chơi thể thao mạnh.
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
3.5 Cắt chỉ và tái khám
Nếu không khâu bằng chỉ tự tiêu thì bạn được cắt chỉ sau phẫu thuật vài ngày. Sau đó, thực hiện theo chỉ định của bác sĩ tái khám và kiểm tra để đạt được kết quả tốt.
4. Kỹ thuật phẫu thuật nâng ngực
Dựa vào mong muốn, tình trạng của người phẫu thuật và tay nghề của bác sĩ mà có kỹ thuật hay thủ thuật riêng sao cho đem lại kết quả tốt.
4.1 Đường rạch
Có thể thực hiện đường rạch ở nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là hạn chế việc để lại sẹo và che giấu sẹo đi.
- Quanh quầng vú: đường rạch sẽ nằm phía dưới viền núm vú hoặc nằm ngang núm vú.
- Đường nách: túi độn sẽ được đưa vào qua một đường rạch nhỏ dưới nách.
- Đường chân ngực: đường rạch được thực hiện ở nếp gấp dưới vú.
Đường rạch ở đâu thì sẽ hình thành sẹo ở đó, mỗi đường mổ sẽ có ưu và nhược điểm riêng của nó. Ví dụ, quanh quầng vú vết sẹo sẽ mờ dần và tiệp màu với quầng vú, rất khó nhận biết hay dưới chân ngực thì vết sẹo được che giấu bởi kích thước ngực.
4.2 Vị trí đặt túi độn ngực
Hai vị trí phổ biến đặt túi độn ngực
- Ở sau tuyến vú và trước cơ ngực.
- Ở sau tuyến vú và sau cơ ngực.
5. Cách chọn dáng ngực sao cho phù hợp
Việc chọn túi độn ngực phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Cấu tạo giải phẫu cơ thể: Chiều cao, cân nặng, chiều rộng vai, rộng hông, thể tích ngực hiện tại,….
- Hình thế và vóc dáng của cơ thể: việc chọn size phải phù hợp với vóc dáng của cơ thể, điều này tạo nên sự cân đối, nếu đặt quá to về lâu sẽ ảnh hưởng đến cột sống và cơ thể cảm thấy rất nặng nề.
- Độ rộng của ngực.
- Mô da ở ngực, vì phụ nữ đã sinh con, cho con bú hay đã nâng ngực trước đó mô da sẽ không như người chưa thực hiện.
- Thị hiếu thẩm mỹ và xu hướng.
- Mong muốn của khách hàng về hình dạng. Ví dụ người mong muốn căng tròn, sexy; người mong muốn dáng tự nhiên,…
- Lựa chọn chất liệu túi ngực và thương hiệu túi độn ngực.
- Đối với phụ nữ thì ánh nhìn của bạn trai hay chồng cũng rất quan trọng vì thế các bạn có thể tham khảo ý kiến để chọn lựa cho phù hợp.
Lưu ý: Cùng một loại và size túi ngực nhưng có thể cho kết quả không giống nhau. Vì còn phụ thuộc vào dáng người và cơ địa của mỗi người mỗi khác nhau.
6. Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực
Trước khi phẫu thuật, các chị em thường lo lắng đến nhiều vấn đề. Sau đây là một số câu hỏi mà bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường gặp từ các chị em.
PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm tư vấn về phẫu thuật nâng ngực
Video thuộc dự án "Thẩm Mỹ Cho Cộng Đồng"
6.1 Nâng ngực có ảnh hưởng đến việc cho con bú không?
Nâng ngực bằng túi độn không ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng tiết sữa vì:
- Túi ngực được đặt dưới tuyến vú và sâu hơn là dưới cơ ngực lớn, vì thế không tác động, chèn ép, ảnh hưởng lên mô tuyến vú
- Túi ngực được cấu tạo từ gel có độ kết dính cao, vỏ bọc bền, giảm tình trạng bao xơ và tính tương thích sinh học cao. Nằm tách việt với mô tuyến vú
- Tay nghề và kỹ thuật phẫu thuật nội soi: phẫu thuật an toàn, chính xác, và hạn chế tổn thương khi bóc tách
Đối với phụ nữ chưa có con thì việc đặt túi độn ngực vẫn có thể mang thai bình thường không có sự ảnh hưởng đến mẹ và bé, nhưng chỉ nên có thai sau 6 tháng nâng ngực.
6.2 Tư thế ngủ tốt sau nâng ngực
Bạn nên ngủ trong tư thế ngửa ít là 12 tuần sau khi phẫu thuật. Trong vài tuần đầu, ngủ ở tư thế đầu cao ( người gập góc nhẹ ở thân mình), có thể tránh việc xoay, lệch túi và giảm tình trạng sưng nề.
Đặc biệt, bạn nên mặc áo định hình ngực cả vào ban đêm và không nên ngủ nằm nghiêng hay sấp trong giai đoạn lành thương. Vì dưới áp lực trọng lượng của cơ thể lên túi ngực làm chúng có xu hướng bị đẩy, xoay hay lệch khỏi vị trí ban đầu. Sau giai đoạn này, bạn có thể ngủ với tư thế thoải mái hơn và không cần mặc áo định hình
6.3 Nâng ngực có quan hệ vợ chồng được không và sau bao lâu mới thực hiện được?
- Trong 4 tuần đầu sau nâng ngực: đây là khoảng thời gian cơ bản đề lành thương, nên nghỉ ngơi và kiêng cữ hợp lý. Không nên đụng chạm, thường xuyên mặc áo định hình
- Sau 4 tuần: có thể quan hệ nhẹ nhàng, không nên đụng chạm “thô bạo” vì có thể làm rách vết thương, chảy máu, xoay hay lệch túi,…
- Từ 8-12 tuần: có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường.
6.4 Nâng ngực có đau không? Có để lại sẹo không?
Việc rạch mổ trên da thì chắc chắn là đau tuy nhiên trước khi phẫu thuật bạn được gây mê nên hoàn toàn không cảm thấy đau trong lúc này. Sau phẫu thuật có thể sẽ đau, nhưng mức độ đau ở mỗi người mỗi khác còn phụ thuộc vào 3 yếu tố: cấu tạo giải phẫu, ngưỡng chịu đau của từng người và tay nghề phẫu thuật, bóc tách, cầm máu. Thông thường sau mổ, bệnh nhân sẽ được giảm đau dự phòng thông qua theo dõi của bác sĩ gây mê hồi sức.
Nâng ngực cũng chắc chắn để lại sẹo tuy nhiên tùy vào vị trí rạch và tay nghề của bác sĩ tạo đường rạch da ở nơi dấu sẹo và khâu thẩm mỹ. Sẹo sẽ nhỏ, mềm mại, và dấu ở nơi khó thấy sẹo.
6.5 Nâng ngực có gây ung thư không?
Cấu trúc đặc biệt của túi ngực có liên quan đến ALCL. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào rõ ràng chỉ ra mối liên hệ giữa khả năng sinh ung ở nhóm người đặt túi độn và không đặt túi độn. Tuy nhiên, khả năng ung thư vú ở người Việt Nam chúng ta cũng tương đối cao. Vậy nên, khi bước qua độ tuổi trung niên hay có yếu tố nguy cơ cao, bạn nên khám tầm soát ung thư vú định kỳ.
6.6 Đặt túi độn ngực trọn đời được không?
Thực tế, có nhiều khách hàng đặt túi độn ngực trong vài chục năm vẫn không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Tuy vậy cũng không thể khẳng định túi độn ngực có tuổi thọ định, vì túi độn không phải là vật liệu cấy ghép có thể sử dụng cả đời.
Khi đặt túi độn ngực, bạn nên nhớ rằng đến một khoảng thời gian nào đó sẽ cần phải thay túi độn nếu muốn duy trì nâng ngực như ban đầu. Cũng không thể dự đoán tuổi thọ của một túi độn ngực, dù là loại nào, vì nó còn phụ thuộc vào độ hao mòn vốn không ổn định. Theo ý kiến cá nhân của tôi, nếu có điều kiện bạn nên thay túi sau 10 năm. Với 2 lý do chính: thẩm mỹ lại “form” ngực và thay túi mới để chất lượng tối ưu.
Qua bài viết, các chị em cũng nắm được một số thông tin về phẫu thuật nâng ngực. Nhu cầu làm đẹp không bao giờ giảm, và việc thay đổi bản thân để trở nên tự tin, thoải mái, xinh đẹp hơn là điều mà hầu hết phụ nữ mong muốn.
Đến với Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ KYOTO, các chị em được trải nghiệm dịch vụ nâng ngực với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, trực tiếp thăm khám và thực hiện tại bệnh viện theo yêu cầu của Bộ Y tế. Kết hợp với dàn máy móc hiện đại, quy trình được thực hiện trong trong phòng khép kín sự chuyển nghiệp và hiệu quả đạt mức tối đa. Đáp ứng hoàn toàn nhu cầu mà khách hàng mong muốn.
PGS. TS. BS Phạm Hiếu Liêm, người sáng lập Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ KYOTO với hơn 22 năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, đã tốt nghiệp Tiến sĩ Phẫu thuật Tạo hình Tái tạo và Thẩm mỹ tại Đại học Kyoto, Nhật Bản, được đào tạo chuyên môn cao ở các trường đại học nổi tiếng nước ngoài: Kyoto University, Nhật Bản, Harvard Medical University, Hoa Kỳ, University of Michigan, Hoa Kỳ, Southwestern University Hospital, Hoa kỳ,...
Hơn nữa, kinh nghiệm, tay nghề thực tế trong công tác tạo hình thẩm mỹ tại các bệnh viện lớn ở TPHCM với các vị trí chủ chốt: Phó khoa Y, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành viên nhiều Hiệp hội Tạo hình Thẩm mỹ trong và ngoài nước....