Dựng trụ mũi bằng sụn vách ngăn có thể là phương pháp còn khá xa lạ với Quý khách hàng vì khi nhắc đến sụn tự thân thì đa số chúng ta đều nghĩ đến sụn tai hoặc sụn sườn. Vậy sụn vách ngăn được lấy từ đâu? Đem lại lợi ích gì cho phẫu thuật nâng mũi? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết bao gồm:
1. Sụn vách ngăn nằm ở đâu?
2. Ưu điểm của sụn vách ngăn trong nâng mũi?
3. Sụn vách ngăn vì sao không quá phổ biến bằng các sụn tự thân khác?
4. Nâng mũi sụn vách ngăn được thực hiện như thế nào?
5. Địa chỉ nâng mũi uy tín, hiệu quả
-------------------------
1. Sụn vách ngăn nằm ở đâu?
Sụn vách ngăn là phần sụn nằm ở giữa hốc mũi và có tác dụng ngăn cách hai bên lỗ mũi. Sụn vách ngăn chiếm vai trò khá quan trọng, giúp lưu thông khí và bảo vệ nền cho mũi trước các tác động bên ngoài.
2. Ưu điểm của sụn vách ngăn trong nâng mũi?
Khi nói đến nâng mũi bằng sụn tự thân, nếu sụn sườn được dùng để nâng cao phần sống mũi, sụn tai dùng để bọc đầu mũi thì sụn vách ngăn chính là phần sụn dùng để gia cố nền mũi và trụ mũi, song song với đó là điều chỉnh dáng lỗ mũi.
Nhờ vào đặc tính dẻo, mềm và có độ bền cao mà sụn vách ngăn được các Bác sĩ ưa chuộng dùng để bọc đầu mũi hoặc dùng để làm miếng ghép tạo dựng nền mũi vững chắc và kéo dài, nâng cao đầu mũi.
Bên cạnh đó, sụn có độ dày và cứng khá lý tưởng, sẽ hạn chế tối đa tình trạng mũi bị biến dạng khi phẫu thuật. Đồng thời, đây cùng là vật liệu tự thân vô cùng phù hợp với thao tác dựng trụ mũi, khắc phục:
- Các khuyết điểm mũi bị lệch, vẹo.
- Hai lỗ mũi không đều nhau.
- Trụ mũi thấp, mũi bị lệch.
Ngoài ra, sụn vách ngăn khi được dùng trong nâng mũi cũng đem lại vô số lợi ích khác như:
- Không gây nguy cơ dị ứng hay phản ứng đào thải sụn.
- Đẩy trụ mũi và đầu mũi cao hơn, cải thiện độ nhô của mũi đáng kể.
- Tạo độ tự nhiên cho chiếc mũi, khắc phục được biến chứng bóng đỏ đầu mũi, cải tiến hơn hẳn khi dùng chất liệu cũ như silicon.
- Tái chỉnh hình các khuyết điểm mũi do lệch vách ngăn mũi.
- Sẹo được giấu tối đa theo đường chân mũi và rất khó để nhận thấy.
- Dáng mũi được duy trì lâu dài.
3. Sụn vách ngăn vì sao không quá phổ biến bằng các sụn tự thân khác?
Tuy đa năng là vậy, nhưng sụn vách ngăn vẫn còn một số điểm yếu và cần có sự kết hợp với các loại sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân khác trong quá trình nâng mũi, cụ thể là:
- Ở một số người, phần sụn vách ngăn khá mỏng và yếu, chỉ sử dụng duy nhất sụn vách ngăn thì không đủ để chỉnh toàn bộ cấu trúc mũi hay không đủ khỏe để dựng trụ một cách ổn định được. Những trường hợp này thì Bác sĩ sẽ kết hợp thêm sụn nhân tạo megaderm hoặc sụn tai, sườn.
- Sụn vách ngăn nằm sâu bên trong cấu trúc mũi nên yêu cầu kỹ thuật lấy sụn của Bác sĩ phải cao và dày dặn kinh nghiệm. Tay nghề Bác sĩ cần đảm bảo được phần sụn vách ngăn còn lại vẫn duy trì được chức năng vốn có của sụn.
- Một khi đã thu một phần sụn vách ngăn rồi thì cấu trúc vách ngăn mũi có khả năng sẽ yếu hơn ban đầu, khó giữ được độ ổn định và chắc chắn như ban đầu.
Khi nâng mũi dùng sụn vách ngăn thì Bác sĩ sẽ kết hợp thêm sụn nhân tạo để đặt vào sống mũi hoặc bọc đầu mũi nếu Quý khách hàng không muốn phẫu thuật thêm để lấy sụn tự thân.
4. Nâng mũi sụn vách ngăn được thực hiện như thế nào?
- Sau khi hoàn tất các thủ tục sát khuẩn, gây mê thì Bác sĩ sẽ tiến hành mở mũi thông qua đường rạch ở trụ mũi. Tiếp đó là xác định lượng sụn cần lấy và tiến hành bóc tách lượng sụn vách ngăn cần thiết. Thao tác sẽ cực kỳ tỉ mỉ, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến cấu trúc sụn vách ngăn quá nhiều.
- Sụn sau khi được lấy ra sẽ được xử lý vô trùng và gọt theo hình dáng phù hợp với từng vùng cần chỉnh sửa. Thông thường sẽ làm thanh chống trụ mũi hoặc miếng ghép bọc đầu mũi,...giúp mũi được tự nhiên, mềm mại hết mức có thể.
- Cuối cùng là thao tác khâu cố định mũi và băng nẹp cho mũi.
5. Địa chỉ nâng mũi uy tín, hiệu quả
PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm tốt nghiệp đại học Kyoto Nhật Bản chuyên ngành tạo hình thẩm mỹ, hiện đang đảm nhận chức vụ Trưởng bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Trường Đ.H Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đồng thời là Trưởng đơn vị Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - khoa Ngoại Bệnh viện Da liễu TP.HCM và đã trải qua nhiều ca phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hơn 22 năm qua.
Có thể thấy Bác sĩ Hiếu Liêm chính là vị Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn và là một trong những chuyên gia đầu ngành trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mà các Quý khách hàng cần tìm kiếm.
Bên cạnh đó, tại Phòng khám Thẩm mỹ Kyoto Nhật Bản - đứa con tinh thần của Bác sĩ Hiếu Liêm luôn được:
- Trang bị thiết bị y tế hiện đại.
- Áp dụng các xu hướng làm đẹp mới nhất.
- Cập nhật công nghệ làm đẹp tiên tiến.
- Không ngừng nghiên cứu và cải tiến phương pháp làm đẹp.
Song song theo đó, Bác sĩ Hiếu Liêm là người luôn đặt cái tâm vào nghề. Bác sĩ Phạm Hiếu Liêm đều nhấn mạnh rằng: “Hãy chọn cho mình một vị bác sĩ mà chính Bác sĩ đó là người tư vấn cho bạn, chính Bác sĩ đó là người trực tiếp phẫu thuật cho bạn và cũng chính Bác sĩ đó cung cấp số điện thoại để có thể hỗ trợ chăm sóc bạn sau khi phẫu thuật thành công”.
Tại Phòng khám Thẩm mỹ Kyoto Nhật Bản - Dr. Hiếu Liêm, Bác sĩ Hiếu Liêm luôn làm theo phương châm đó mà đã nhận được không biết bao nhiêu sự hài lòng và sự hạnh phúc của các khách hàng khi đến đây.
Hình ảnh khách hàng nâng mũi
PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm trực tiếp thực hiện
- Trước khi nâng mũi: sống mũi khá thấp; ngắn; đầu mũi to, thô; góc mũi môi và gốc mũi trán chưa đạt thông số chuẩn, đẹp.
- Sau khi nâng mũi cấu trúc: gương mặt trở nên hài hòa hơn, sống mũi cao, thanh tú, đầu mũi thon gọn, đường thẳng nối điểm cằm, môi, đỉnh mũi nằm trên một đường thẳng tạo cảm giác hài hòa cho cả gương mặt.
(*) Kết quả thẩm mỹ và quá trình phục hồi sau phẫu thuật phụ thuộc vào cơ địa và đường nét có sẵn mỗi người.